Những tưởng nồi gang là đồ dùng nhà bếp của “thế hệ trước”, cái thời bếp củi, bếp ga còn phổ biến. Thế nhưng ngày nay, rất nhiều nhà sản xuất đã cho ra mắt sản phẩm nồi gang dùng được cho bếp từ và nhanh chóng được chị em ưa chuộng bởi ưu điểm bền lâu, giữ nhiệt tốt.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Canzy cũng không ngoại lệ khi ra mắt sản phẩm nồi gang Roman với “ngoại hình” bắt mắt cùng chất lượng “điểm 10”:
– Gia nhiệt chuẩn công suất, bếp chạy êm, tiết kiệm điện năng do được đúc nguyên khối
– Rất phù hợp với chế biến các món ăn kho, hầm đặt dấu chấm hết với niêu đất kho cá, hầm canh
– Lớp chống dính tự nhiên an toàn và dễ dàng tái tạo chống dính ngay tại nhà rất đơn giản.
Tuy nhiên, tái tạo lớp chống dính này như thế nào cho đúng cách, giúp tăng được tuổi thọ, tránh xảy ra gỉ sét, hỏng hóc là điều mà chị em vẫn còn băn khoăn.
Trong bài viết này, hãy để Canzy mách bạn cách “tôi dầu” cho nồi gang – đây chính là bí quyết giúp nồi gang nhà bạn luôn bền như mới!
Bước 1: Vệ sinh nồi:
Với nồi mới (chưa sử dụng): Rửa sạch nồi với xà phòng
Với nồi đã sử dụng: Rắc lớp muối đều lên nồi, sau đó lấy nửa củ khoai tây chà sạch bề mặt chảo từ trong ra ngoài cho đến khi chảo không còn lớp cặn bám, rửa lại với nước sạch (Bạn cũng có thể dùng nước rửa chén pha loãng và miếng cọ nồi làm sạch nồi, sau đó rửa lại với nước sạch).
Bước 2: Làm khô nồi gang
Sau bước cọ rửa đồ gang, chị em cần lấy khăn mềm lau khô nước còn đọng lại. Sau đó, chúng ta cần đặt nồi gang lên bếp, vặn lửa nhỏ. Chú ý để hơi nóng từ bếp làm khô hoàn toàn nồi gang, không còn sót giọt nước nào. Bước này giúp nồi loại bỏ được độ ẩm dư thừa và tránh tình trạng bị gỉ sét.
Bước 3: Tôi dầu cho nồi bằng bếp từ
Bật bếp lên đun nóng nồi, thêm một thìa dầu ăn nhỏ vào nồi, nghiêng nồi hoặc tán đều dầu ăn bao phủ toàn bộ bề mặt nồi. Tiếp tục đun chảo trên bếp cho đến khi nồi nóng già, dầu ăn khô sệt và bốc khói trắng thì tắt bếp.
Bước 4: Phủ dầu thêm một lượt cho nồi gang
Để nồi nguội bớt, sau đó dùng khăn sạch xoa đều toàn bộ dầu trong nồi cả mặt trong và ngoài, tay cầm)
Lặp lại các bước 2, bước 3, bước 4 từ 2-3 lần.
Bước 5: Rửa nồi với nước lã, đặt lên bếp sấy khô nồi và cất lên giá
Chị em nên thực hiện quá trình tôi dầu từ 1-2 tháng một lần hoặc khi cảm thấy cần bổ sung lớp chống dính tự nhiên. Việc sử dụng nồi thường xuyên để chế biến các món chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng là cách giúp cho lớp chống dính được “củng cố” và hiệu quả hơn.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NỒI GANG ĐÚC TRÁNG MEN
Nồi gang đúc tráng men bề mặt có phủ một lớp men bảo vệ, có tác dụng tăng độ bền và dễ dàng vệ sinh hơn. Lớp men không thể tái tạo lại được, nên để tăng hiệu quả sử dụng khi nấu nướng và đảm bảo chất lượng của nồi gang, khách hàng sử dụng cần chú ý HDSD như sau:
Nồi gang đúc tráng men là chất liệu phù hợp với các kiểu nấu nướng như : chiên xào, hầm, nướng, áp chảo. Vì nồi được cấu tạo từ chất liệu gang đúc nguyên khối, do vậy tốc độ làm nóng rất nhanh. Nồi gang đúc tráng men còn có khả năng giữ nhiệt rất tốt, giữ được mức nhiệt sau khi nấu trong khoảng thời gian dài và có thể đặt lên bàn để sử dụng trực tiếp. Tương tự, nồi cũng có thể bảo quản lạnh nếu thực phẩm được làm lạnh trước đó, giữ được độ tươi của thực phẩm.
Cần làm nóng nồi ở mức nhiệt nhỏ trước khi nấu:
Trừ việc nấu canh, mỗi lần nấu nướng hãy dùng mức nhiệt nhỏ để làm nóng nồi từ 2-3 phút trước, như vậy có thể làm nồi gang đúc tráng men đạt hiệu quả nấu nướng tốt nhất.
Cần lưu ý khi sử dụng nồi tránh bị bỏng:
Nồi gang đúc tráng men là nồi nguyên khối, do vậy khi sử dụng nồi để nấu nướng cần sử dụng gang tay chống nóng, bỏng. Nên đặt nồi ở xa tầm tay trẻ em.
Hãy chú ý nhẹ tay khi sử dụng:
Khi nấu nướng, cần đặt nồi gang ở vị trí bằng phẳng, không nhấp nhô, không có vật nhọn sắc dễ gây ảnh hưởng đến sản phẩm như nồi bị đổ, bị rơi, hoặc các vật nhấp nhô nhọn sắc sẽ gây xước hoặc tạo vết sứt trên sản phẩm. Không kéo lôi sản phẩm trên bề mặt phẳng hay trên mặt bếp.
Tránh để nồi bị nóng lạnh đột ngột, ảnh hưởng đến lớp men tráng bên ngoài.
Hãy nhớ làm nóng nồi mức nhiệt nhỏ trước khi sử dụng, sau đó tăng dần mức nhiệt cao lên, và tốt nhất nên nấu duy trì ở mức nhiệt trung bình. Không được để nồi đang nóng tiếp xúc trực tiếp luôn với nước lạnh hoặc cho đồ lạnh đột ngột vào. Cách tốt nhất là để nồi nguội tự nhiên, như vậy tránh việc bong tróc lớp men tráng.
Cách phòng tránh hiện tượng gỉ sét ở nồi gang:
Sau khi sử dụng nếu người dùng chưa lau khô kịp thời sẽ dẫn đến sản phẩm có hiện tượng gỉ sét quanh miệng nồi, viền vành vung nồi, đây là hiện tượng bình thường, không nên quá lo lắng. Khuyến cáo người sử dụng sau khi vệ sinh sạch sẽ nên dùng một ít lượng dầu quét qua lòng nồi và miệng nồi từ 2-3 lần, các mối hoen có thể sẽ không còn.
Giảm tránh hiện tượng gỉ sét, khuyến cáo khách hàng các thao tác như sau:
- Trước lần dùng đầu tiên, thành nồi và xung quanh miệng nồi nên quết qua dầu từ 2-3 lần, sau đó để khô và sử dụng
- Sau khi đã rửa sạch thì người dùng nên lau khô và quét lớp dầu ăn mỏng bảo quản nồi, nên đặt sản phẩm ở nơi khô ráo.
Cách vệ sinh và bảo quản nồi gang:
- Sau khi sử dụng sản phẩm, bên trong sản phẩm sẽ có hiện tượng vết loang dầu mỡ từ thực phẩm và có lưu lại mùi thức ăn. Đây là hiện tượng bình thường của dòng sản phẩm nồi gang. Khuyến cáo khách hàng sau khi đã rửa sạch và lau khô, nên đặt riêng vung nồi và nồi đặt ở nơi khô ráo, không ẩm và không có hơi nước.
- Khi phơi sản phẩm ở nơi khô ráo, nên gác sản phẩm lên cao so với mặt đất, ko nên úp hay phơi sản phẩm trực tiếp trên bề mặt đất, tránh úp nồi hay treo nồi trên các bề mặt có vật nhọn, sẽ gây ra hiện tượng xước nứt lớp men của sản phẩm.
- Khi đánh rửa sản phẩm không nên sử dụng giẻ sắt hay vật nhọn để trà cạo các thức ăn còn bám dính ở trên sản phẩm. Nên sử dụng những miếng giẻ mềm như bọt biển và miếng giẻ lưới.
- Nếu gặp thức ăn còn cứng khô bám lại trên sản phẩm, nên ngâm qua nước cho vết bẩn được mềm ra sau đó sử dụng giẻ mềm để đánh bay vết bẩn.
Bài viết liên quan: